Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng phần lớn nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng ở trẻ là do những cách và phương pháp chăm sóc của bố mẹ trong giai đoạn đầu đời của một đứa bé chưa khoa học. Chân vòng kiềng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và những hoạt động của con sau này vì dáng đi rất xấu, vì vậy các mẹ cần chú ý những điều sau khi chăm sóc cho con để con luôn khỏe mạnh và xinh đẹp hơn.
Thứ nhất: Mẹ không nên bế cắp nách trẻ quá sớm
Hiện nay rất nhiều mẹ vẫn còn có thói quen bế cắp nách con từ khi còn nhỏ, tuy nhiên theo như tư vấn của các chuyên gia cho biết thì việc làm này của mẹ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như hình dáng của trẻ sau này. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trong giai đoạn con từ 0-6 tháng tuổi đây là giai đoạn kiến tạo xương mạnh mẽ ở trẻ. Chính vì vậy những tác động từ bên ngoài hay bên trong cơ thể đều có ảnh hưởng rất xấu đến hình dáng cấu trúc xương về sau của con. Vì vậy bố mẹ hãy chú ý nhé trong giai đoạn con từ 0-6 tháng tuổi tuyệt đối không bế cắp nách quá sớm, có nguy cơ làm méo mó xương cẳng chân và xương đùi khiến cho trẻ mắc tật chân đi vòng kiêng chân chữ O hoặc chân chữ X rất xấu. Điều này tuy không có ảnh hưởng gì đến khả năng đi lại của bé nhưng nó sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý của con. Sau khi lớn lên và nhân thức được trẻ sẽ bắt đầu mặc cảm và tự ti về hình thể của bản thân mình.
Một số chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng ngoài việc làm mất tính thẩm mỹ về mặt ngoại hình ra thì việc bế cắp nách trong thời gian quá sớm sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như: Bị méo khung chậu ở bé gái và có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở bé trai bởi cắp nách quá sớm sẽ làm lệch tinh hoàn vì tinh hoàn của bé trai sẽ chịu tác động từ hai bên sườn bên xương hông của người bế. Nnếu như trong giai đoạn này mẹ thường xuyên bế cắp nách tinh hoàn của bé trai sẽ bị lệch. Chính vì vậy mẹ nào đang có thói quen bế cắp nách trẻ cần phải từ bỏ sớm để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ về hình thể của con sau này.
Thứ hai: Bổ sung đủ canxi và vitamin D cho trẻ
Thiếu can xi là một trong những căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nó cũng có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe và tính thẩm mỹ về hình thể của con sau này. Chính vì vậy các mẹ nên đặc biệt chú ý nhất là giai đoạn vài tuần sau khi sinh nhu cầu về xương phát triển rất mạnh mẽ. Nếu như trong giai đoạn này mẹ không bổ sung đầy đủ lượng can xi cần thiết, trẻ thiếu can sẽ rất dễ mắc các bệnh như chậm mọc răng, chậm biết đi , kìm hãm khả năng vận động như chậm bò chậm bò chậm đứng, nghiêm trọng hơn là có thể bị vẹo cột sống, xương chân nhô, chân bị vòng kiềng. Chính vì vậy mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng và bổ xung đầy đủ các vitamin cần thiết cho con yêu mẹ nhé.
Thứ ba: Không nên sử dụng xe tập đi cho bé quá sớm
Việc sử dụng những chiếc xe tập đi cho trẻ quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến bé sau này bước đi vòng kiềng. Chính vì vậy mẹ không nên sử dụng xe tập đi cho bé trong thời gian quá sớm, một số mẹ có suy nghĩ sử dụng xe tập đi cho con sớm có thể giúp con nhanh biết đi và sau này sẽ cứng cáp hơn. Đó là một lối suy nghĩ hoàn toàn sai lầm mà các mẹ cần phải loại bỏ ngay lập tức. Theo như Bác Sỹ Trịnh Đình Dũng chuyên gia hàng đầu chăm sóc tại bệnh viên nhi cho biết việc ép trẻ học đi quá sớm thực tế là rất nguy hiểm nó có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như chân của bé bị vòng kiềng, 1 chân thẳng và một chân cong, bàn chân bẹt nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến cột sống sụn dầu xương và cơ của trẻ. Chính vì vậy các mẹ tuyệt đối không nên có ý định sử dụng xe tập đi cho trẻ khi con ở độ tuổi từ 0-6 tháng tuổi đâu nhé. Xe tập đi là một vật dụng vô cùng tuyệt vời nó có thể giúp cho bé nhanh biết đi và cứng cáp hơn khi mà trẻ sử dụng đúng độ tuổi của mình. Các mẹ có thể sử dụng xe tập đi tròn cho trẻ khi con từ 7 – 12 tháng tuổi, trong giai đoạn con bắt đầu chập chững biết đi tức thông thường là từ 12 tháng tuổi.
Thứ tư: trẻ tăng cân quá nhanh
Khác với những mẹ ở Châu Âu, các mẹ Việt luôn có tâm lý và mong muốn chăm con béo trọn trịa mũm mĩm như vậy mới đáng yêu. Chính vì vậy đã thúc ép bé ăn rất nhiều, mẹ đã chăm chút và thúc ép con ăn thật nhiều thậm trí tìm mọi cách để cho con nhanh tăng cân. Tuy nhiên các mẹ có biết việc tăng cân nhanh và thừa cân quá tiêu chuẩn và độ tuổi cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hình dáng của con sau này rất nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hiện tượng tăng cân béo bì ở trẻ quá nhanh đối với hệ xương còn non nớt của bé sẽ dẫn đến nguy cơ bị biến dạng khớp đau khớp và chân vòng kiềng. Tình trạng béo phì thừa cân từ khi nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng dây thì sớm, 7, 8 tuổi đã bắt đầu có hiện tượng như ngực nở, xuất hiện kinh nguyệt…
Chính vì vậy bố mẹ nên có cách nhìn đúng đắn và khoa học về cân nặng của con, hãy duy trì mức cân nặng hợp lý phù hợp với chiều cao của con theo đúng như sự tư vấn và chỉ dẫn của các bác sỹ mẹ nhé!
Thứ năm: không đỡ hai nách để trẻ bước đi hai hàng
Việc đỡ hai nách trẻ để trẻ bước đi cũng là một trong những việc làm sai lầm mà mẹ cần loại bỏ ngay. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc tập đi cho trẻ bằng cách đỡ nách thường xuyên sẽ khiến cho bé có thói quen bước đi hai hàng rất xấu sau này lớn lên trẻ sẽ có thói quen bước đi hai hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về những nguyên dân dẫn đến chân của trẻ bị vòng kiềng, đa phần là do cách chăm con từ khi trẻ còn nhỏ của các mẹ chưa thực sự hợp lý và khoa học mà ra. Chính vì vậy mẹ hãy đọc và cân nhắc nhé!
>> Đọc thêm: Sử dụng bỉm vải cho bé có bị vòng kiềng không?
🎁 BỘ QUÀ TẶNG
- Mua 10 bộ bỉm bất kỳ tặng:
🎉 3 bỉm ngày + 🎁 1 vòng dâu tằm + 🚛 Free Ship - Mua 08 bộ bỉm bất kỳ tặng:
🎉 2 bỉm ngày + 🎁 1 vòng dâu tằm + 🚛 Free Ship - Mua 05 bộ bỉm bất kỳ tặng:
🎉 1 bỉm ngày + 🎁 1 vòng dâu tằm + 🚛 Free Ship - Mua 03 bộ bỉm bất kỳ tặng:
🎁 1 vòng dâu tằm + 🚛 Free Ship
🎉 GIÁ BÁN BỈM VẢI
- Trẻ bị viêm nhiễm, hăm tã do dùng bỉm giấy sai cách
- Nhà nào có bà bầu và con nít mà không biết đến loại CỎ HUYỀN THOẠI này coi như PHÍ CẢ NÚI VÀNG
- Kinh nghiệm sử dụng Tã vải, Bỉm vải các mẹ cần biết
- Đẻ con gái, bố mẹ sướng trăm bề
- 100 nhà khoa học đang khẩn cầu Liên Hợp Quốc cảnh báo về tác động khủng khiếp của điện thoại lên trẻ em